• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY THÔNG ĐỎ (Taxus wallichiana Zucc) VÀ THÔNG CARIBÊ (Pinus caribaea Morelet)

12.06.2018 -

Lê Hồng Én 1, Nguyễn Thanh Nguyên 1, Lê Hải 2
1 Viện KHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện KHLN Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

 

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY THÔNG ĐỎ (Taxus wallichiana Zucc) VÀ THÔNG CARIBÊ (Pinus caribaea Morelet) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM BỔ SUNG POLYMER HẤP THỤ NƯỚC CHẾ TẠO BẰNG CÔNG NGHỆ BỨC XẠ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệ u năng của polymer hấp thụ nước (SAP) đến khả năng lưu giữ nước trong đất để chống hạn và sinh trưởng củ a cây Thông đỏ và Thông caribê giai đoạn vườn ươm . Các kết quả thu được cho thấy khi bổ sung các hàm lượng SAP: 0; 0,2; 0,5; 0,7; 1,0% trên đối tượng Thông đỏ và 0; 0,1; 0,2; 0,5; 0,7% trên đối tượng Thông caribê thì thời gian sống của cây tỷ lệ thuận với hàm lượng SAP bổ sung.Trên thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của SAP đến sự sinh trưởng cho thấy hàm lượng SAP bổ sung thích hợp khi không tưới nước và tưới nước cho cây Thông đỏ 12 tháng tuổi là 0,5% với số chồi và chiều dài chồi đạt cao nhất (số chồi: 8,8 chồi và 19,1 chồi; chiều dài chồi: 3,99cm và 9,32cm); Đối với cây Thông caribê 6 tháng tuổi thì chiều dài chồi phát sinh đạt cao nhất (0,39cm và 3,01cm) ở hàm lượng 0,2% SAP.

Online: 3
Hôm nay: 315
Tuần này: 714
Tổng lượt truy cập: 00289854