• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Nghiên cứu một số ảnh hưởng của hoạt động khai thác bauxite đến môi trường đất

05.12.2019 -

Nghiên cứu một số ảnh hưởng của hoạt động khai thác bauxite đến môi trường đất

Phạm Trọng Nhân, Nguyễn Thành Mến

TÓM TẮT

Hoạt động khai thác mỏ bauxite ở Lâm Đồng và Đắk Nông-  là 2 địa phương có trữ lượng quặng này lớn nhất nước ta đã và đang được triển khai. Đây là vấn đề có ảnh hưởng và nhạy cảm đối với môi trường sinh thái, đặc biệt đối với môi trường đất. Các kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các mỏ bauxite ở Lộc Phát và Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) đều nằm trên cao nguyên bazan ở đai cao 650-850m so với mực nước biển, nhiệt độ bình quân năm từ 21,60C đến 22,20C và có lượng mưa từ 2140 -3100mm/năm. Bauxite được sinh ra từ quá trình hình thành dải Feralit và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm có tầng quặng dày từ 2-5m (khoảng 50% quặng bauxite là tạp vật) nằm trong tầng B1 của phẫu diện đất ở dưới lớp phủ nguyên khai (tầng A) dày khoảng 1m, có nơi bauxite nằm lộ trên mặt đất. Mỏ Lộc Phát và Tân Rai có tầng bauxite dạng tổ ong nằm ở sâu hơn, với vỏ bauxite rất dày so với tầng bauxite dạng hạt đậu, nằm ở tầng nông hơn của mỏ Nhân Cơ, nhưng chúng có lượng Al­2O3 cao hơn của mỏ Nhân Cơ. Mỏ Lộc Phát có quy mô nhỏ và được khai thác từ năm 1976, còn 2 mỏ Tân Rai và Nhân Cơ có quy mô lớn hơn nhưng nhưng mới bắt đầu xây dựng, khai thác từ năm 2010, 2011. Các hoạt động chính của  công đoạn khai thác là bóc gạt lớp phủ tầng mặt, đào bốc quặng thô, hoàn thổ lại tầng mặt. Quặng thô được chuyển về nhà máy tuyển nghiền rửa  tách tạp chất lấy quặng tinh. Sau đó, quặng tinh đến đưa đến nhà máy chế biến qua các cộng đoạn hòa tách, kết tủa và nung để tạo Alumine. Các hoạt động khai thác bauxite làm thay đổi lớn về địa hình, địa chất, đất đai, thảm thực vật trong thời gian đầu, qua đó hình thành 3 loại bãi thải: đất hoàn thổ, đất bùn quặng đuôi, đất bùn đỏ. Các lớp phủ nguyên khai ở Lộc Phát và Tân Rai có độ phì và lượng Al­2O3 kém hơn ở Nhân Cơ nhưng nhìn chung sau hoàn thổ, tính chất đất được ổn định và có xu thế được cải thiện tốt hơn nếu kịp thời trồng lại rừng như trường hợp ở mỏ Lộc Phát.

Tạp chí NN&PTNT, số 24 (2014), 82-89

Bài viết nổi bật
Online: 2
Hôm nay: 315
Tuần này: 714
Tổng lượt truy cập: 00294192