• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Sản xuất Cà phê theo hướng 4C mang lại nhiều hiệu quả

05.12.2019 -

Sản xuất Cà phê theo hướng 4C mang lại nhiều hiệu quả

Mai Minh Tuấn, Trần Hồng Sơn, Trần Thị Thúy Hằng

 

Hiện nay, thị trường tiêu thụ Cà phê đòi hỏi sản xuất Cà phê phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận, nhất là không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật… Vì vậy, việc xây dựng và chuyển giao những mô hình sản xuất Cà phê theo tiêu chuẩn 4C để người dân tiếp cận là điều rất đáng khích lệ. Thực tế cho thấy, nếu áp dụng đúng theo các bước của bộ tiêu chuẩn 4C đưa ra, người nông dân không chỉ hạn chế được tình trạng lãng phí các loại nông dược, phân bón, nguồn nước tưới, hạ giá thành đầu tư…, mà còn nâng cao được chất lượng Cà phê nguyên liệu.

Vậy 4C là:

-Common (Chung) 4C dựa trên quyết định của mọi thành viên. 4C được xây dựng trên sự nhất trí nội bộ và giữa các nhóm bên liên quan (người sản xuất, thương mại/công nghiệp và tổ chức xã hội).

-Code (Bộ quy tắc) Bộ quy tắc tự nguyện này bước đầu đưa ra một mức tối thiểu về sự bền vững. Việc tuân thủ được kiểm tra xác nhận. Không phải chứng nhận sản phẩm.

-Coffee (Cà phê) Dòng cà phê chủ lực/cà phê đại trà. Tất cả các loại cà phê, các hệ thống sản xuất, các vùng trồng cà phê.

-Community (Cộng đồng) của ngành cà phê cho chính ngành cà phê: Tính tự chủ. Hệ thống thành viên.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai, mô hình sản xuất Cà phê theo tiêu chuẩn 4C đã mang lại hiệu quả rõ rệt như: thay đổi nhận thức của người trồng Cà phê; chi phí đầu vào thấp hơn nhưng năng suất đạt cao và ổn định; ít ảnh hưởng đến sức khỏe của những người lao động trực tiếp. Mô hình không chỉ mang lại năng suất cao so với những vườn đối chứng mà chi phí đầu tư cũng giảm, sản phẩm làm ra được bao tiêu cao hơn giá thị trường 300 đồng/kg Cà phê nhân… Đặc biệt, nông dân đã biết sản xuất Cà phê có chứng nhận cam kết với người tiêu dùng về chất lượng. Đây là điều rất quan trọng để bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sản xuất và tham khảo ý kiến của các CIG (nhóm cùng sở thích) Cà phê về việc làm các mô hình gắn với chuỗi, các mô hình được lựa chọn để góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại trong sản xuất Cà phê ở các xã Dự án IFAD đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai xây dựng mô sản xuất Cà phê theo tiêu chuẩn 4C tại huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Bước đầu cho thấy năng suất vườn Cà phê ổn định hơn (vẫn duy trì mức 4 tấn nhân/ha); môi trường sống tốt hơn vì giảm thuốc BVTV; tính cộng đồng tăng lên do có sự liết với nhau; thu nhập kinh tế có tăng thêm (tăng thêm 300 đ/kg cà phê nhân); người trồng Cà phê muốn làm Cà phê 4C vì tính hiệu quả xã hội; vấn đề là phải có nhiều công ty thu mua Cà phê 4C liên kết với nông dân.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số chuyên đề khuyến nông (2018), trang 26

Bài viết nổi bật
Online: 2
Hôm nay: 315
Tuần này: 816
Tổng lượt truy cập: 00294357