• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và loại hom đến khả năng ra rễ của hom Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis)

05.12.2019 -

Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và loại hom đến khả năng ra rễ của hom Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis)

Ngô Văn Cầm, Nguyễn Như Hiến, Cao Thị Lý, Phạm Tiến Bằng, Thiều Giang Ly, Lê Thị Thu Hồng

TÓM TẮT

Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis K.Koch) thuộc phân họ Bụt mọc (Taxondioideae) là loài thực vật quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 với cấp độ rất nguy cấp (CR – Critically Endangered). Do khó tái sinh tự nhiên bằng hạt nên việc nghiên cứu các kỹ thuật nhân giống vô tính Thủy tùng để bảo tồn là rất cần thiết. Thử nghiệm nhân giống Thủy tùng bằng phương pháp giâm hom được thực hiện tại Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới – Gia Lai với các thí nghiệm về ảnh hưởng của các loại chất điều hòa sinh trưởng (IBA, NAA) và loại hom đến khả năng ra rễ của hom Thủy tùng. Kết quả cho thấy các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng lớn đến khả năng ra rễ của hom Thủy tùng. Tỷ lệ hom Thủy tùng ra rễ cao hơn khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA (37,8 – 66,7%) trong khi tỷ lệ ra rễ thấp hơn khi sử dụng NAA (20,0 – 26,7%), nghiệm thức đối chứng – không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đã không ra rễ. Về loại hom, tỷ lệ ra rễ của loại hom nửa hóa gỗ (51,1%) và hom hóa gỗ yếu (50,0%) là cao hơn loại hom đã hóa gỗ mạnh (16,7%). Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần trong công tác bảo tồn và phát triển cây Thủy tùng tại Việt Nam.

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2(2016), trang 4301-4307

Bài viết nổi bật
Online: 2
Hôm nay: 315
Tuần này: 714
Tổng lượt truy cập: 00382080