Bước đầu thử nghiệm trồng cây Trôm trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới tỉnh Đăk Lăk
Phạm Trọng Nhân, Lê Hồng Én, Huỳnh Thị Kiều Trinh, Lưu Thế Trung
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, các kết quả bước đầu cho thấy cây Trôm có khả năng sinh trưởng tốt trên các địa điểm có lập địa khác nhau, đất nghèo dinh dưỡng và pH thấp tại khu vực khô hạn thuộc vùng biên giới của tỉnh Đăk Lăk. Sau bốn tháng gây trồng, cây Trôm có tỷ lệ sống cao, trung bình đạt 93.80% và không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê giữa các địa điểm gây trồng. Tuy nhiên, kết quả phân tích về chiều cao trung bình và đường kính trung bình có sự khác biệt rõ nét, chiều cao trung bình và đường kính trung bình đạt 0.4m và đường kính gốc trung bình đạt 1.3cm. Phẩm chất cây trồng chủ yếu là loại A (tỷ lệ trung bình chiếm 53.33%) và loại B (tỷ lệ trung bình chiếm 41.33%). Kết quả thử nghiệm tại điểm ĐL3 (thôn 6, xã Ia R’ve, huyện Ea Soup, tỉnh Đăk Lăk) cho thấy cây Trôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất với tỷ lệ sống 92.38%, chiều cao cây 0.49m, đường kính gốc 1.92cm và phẩm chất cây trồng loại A, B, và C tương ứng là 86%, 14%, và 0%.
Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt, số 3(2018), trang 113-124