• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Mô hình ước tính sinh khối, các bon cho lâm phần kiểu rừng khộp tỉnh Đắk Lắk

05.12.2019 -

Mô hình ước tính sinh khối, các bon cho lâm phần kiểu rừng khộp tỉnh Đắk Lắk

Huỳnh Thị Kiều Trinh, Bùi Hiến Đức, Trần Thị Xuân Phấn

TÓM TẮT

Thiết lập hàm sinh trắc (allometric equations) để ước tính trữ lượng sinh khối, các bon rừng theo các tiêu chuẩn về bể chứa các bon của IPCC (2006) giúp cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào có độ tin cậy cao và đủ điều kiện tham gia cung cấp dữ liệu hấp thụ, phát thải CO2 cho các chương trình REDD, REDD+. Nghiên cứu đã xây dựng hệ thống mô hình ước tính sinh khối, các bon cho kiểu rừng khộp ở Đắk Lắk, là nơi phân bố rộng nhất và đặc trưng nhất về kiểu rừng khộp tại Việt Nam. Hệ thống mô hình được xây dựng từ các biến số điều tra rừng truyền thống như mật độ, tổng tiết diện ngang, trữ lượng (N, BA, M), kết hợp với biến số các bon hữu cơ trong đất (SOC) để ước tính trữ lượng các bon theo bể chứa và tổng số theo tiêu chí phân loại về loại bể chứa các bon của IPCC (2006) gồm 05 loại bể chứa chính là: Cây gỗ đứng (phần trên và dưới mặt đất), thảm tươi, thảm mục, gỗ chết và các bon hữu cơ trong đất (SOC). Đảm bảo về độ tin cậy sử dụng theo các tiêu chí thống kê toán học với các chỉ tiêu R2%, PValue, Cp, AIC, CF, S%. Từ dữ liệu 18 ô tiêu chuẩn (OTC) và 173 cây chặt hạ để giải tích đã thiết lập hệ thống mô hình với tổ hợp 3 biến: N, BA, M đối với ước tính sinh khối tổng số và tổ hợp 4 biến: N, BA, M, SOC đối với ước tính trữ lượng các bon tổng số (TC) của kiểu rừng khộp có R2% dao động từ 79,83% đến 99,94% và sai số S% dao động 0,77% đến 4,35%.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 11(2018), trang 112-119

Bài viết nổi bật
Online: 7
Hôm nay: 567
Tuần này: 1152
Tổng lượt truy cập: 00400767