• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của các thuốc IAA, IBA và NAA tới khả năng tạo rễ và thành phần ruột bầu tới sinh trưởng thông Ôcarpa (Pinus oocarpa Schiede ex Schlechtendal) ở giai đoạn vườn ươm

05.12.2019 -

Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của các thuốc IAA, IBA và NAA tới khả năng tạo rễ và thành phần ruột bầu tới sinh trưởng thông Ôcarpa (Pinus oocarpa Schiede ex Schlechtendal) ở giai đoạn vườn ươm

Bùi Văn Trọng, Nguyễn Thanh Nguyên, Lê Hồng Én

TÓM TẮT

Thông ôcarpa (Pinus oocarpa Schiede ex Schlechtendal) là cây gỗ lớn có triển vọng cao cho trồng rừng kinh tế. Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng NAA, IAA và IBA dạng bột với các nồng độ 0,5%, 1%, 1,5%, 2% tới khả năng ra rễ của các hom Thông ôcarpa và ảnh hưởng của các công thức ruột bầu khác nhau (CT1: 100% đất đồi, CT2: 75% đất đồi + 25% xơ dừa, CT3: 50% đất đồi + 50% xơ dừa, CT4: 25% đất đồi + 75% xơ dừa) tới sinh trưởng Thông ôcarpa ở giai đoạn vườn ươm. Trong thí nghiệm giâm hom, các hom được sử dụng là các chồi ngọn dạng bánh tẻ có chiều dài từ 6 – 8cm được lấy từ vườn vật liệu 2 – 3 năm tuổi, giá thể giâm hom là đất đồi, thí nghiệm được thực hiện trong môi trường nhà kính với điều kiện nhiệt độ khoảng 25oC. Kết quả giâm hom sau 5 tháng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các công thức thí nghiệm. Sử dụng NAA ở nồng độ 1,5% cho kết quả giâm hom Thông ôcarpa cao nhất, đạt 71,67% hom sống và ra rễ, số rễ trung bình là 3,07 rễ/hom, chiều dài rễ trung bình là 14,87cm. Tại thời điểm 9 tháng sau khi cấy, công thức ruột bầu với thành phần 100% đất rừng thông cho kết quả sinh trưởng tốt nhất, tỷ lệ sống đạt 76,67%; chiều cao cây đạt 42,6cm và đường kính gốc đạt 0,47cm.

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3 (2015), 3882-3888

Bài viết nổi bật
Online: 4
Hôm nay: 567
Tuần này: 1152
Tổng lượt truy cập: 00400746