• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Nghiên cứu chế tạo vật liệu siêu hấp thụ nước bằng kỹ thuật ghép bức xạ monome tan nước lên mụn xơ dừa và bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng lên cây cà phê chè (Coffea arabica)

05.12.2019 -

Nghiên cứu chế tạo vật liệu siêu hấp thụ nước bằng kỹ thuật ghép bức xạ monome tan nước lên mụn xơ dừa và bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng lên cây cà phê chè (Coffea arabica)

Lê Hồng Én, Nguyễn Thành Mến, Lê Hải, Nguyễn Trọng Hoàng Phong, Lê Văn Toàn, Nguyễn Văn Kết

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tạo ra vật liệu siêu hấp thụ nước gắn kết với mụn xơ dừa bằng kỹ thuật ghép bức xạ. Vật liệu có độ trương nước cao, thân thiện với môi trường và phù hợp để ứng dụng tại các khu vực khô hạn, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong tiết kiệm nước tưới. Vật liệu được ứng dụng có tỷ lệ Acrylic Acid/mụn xơ dừa là 2/1 ở liều chiếu xạ 15 kGy, suất liều chiếu xạ 4,22 kGy/giờ, độ trương khoảng 310 g/g trong nước sinh hoạt (pH khoảng 6,5) và nhiệt độ thích hợp để sấy sản phẩm là 30 – 50oC. Sản phẩm có màu nâu, kích thước hạt 0,05 – 2 mm, cấu trúc vật liệu ở các kích thước vi mô thì vật liệu siêu hấp thụ nước có cấu trúc vảy xếp chồng lên nhau, độ trương bão hòa của vật liệu giảm dần khi tăng nồng độ dung dịch các muối khoáng: CuSO4, FeSO4, Na2SO4 và độ trương đạt cao nhất ở pH = 9 (khoảng 328 g/g). Hơn nữa, vật liệu có khả năng ly giải từ từ trong môi trường đất và môi trường cát. Kết quả khảo sát bước đầu trên Cà phê chè cho thấy thời gian nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống sót của hạt và khả năng chịu hạn, sinh trưởng của cây con tốt hơn so với các thí nghiệm đối chứng. Khả năng chịu hạn của cây Cà phê chè tăng khi hàm lượng vật liệu siêu hấp thụ nước tăng từ 0,05 – 0,4% và khi bổ sung 0,1% vật liệu siêu hấp thụ nước cho hạt giống, cây con Cà phê chè thì thu được kết quả tốt nhất.

Tạp chí NN&PTNT, số 19 (2015), 32-39

Bài viết nổi bật
Online: 6
Hôm nay: 315
Tuần này: 714
Tổng lượt truy cập: 00381763