• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng loài Giổi nhung tại Kon Hà Nừng, Tây Nguyên

05.12.2019 -

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng loài Giổi nhung tại Kon Hà Nừng, Tây Nguyên

Trần Hồng Sơn

TÓM TẮT

Giổi nhung là cây gỗ lớn thường xanh, cao 30 – 40 m, đường kính 40 –
70 cm. Đây là loài cây đặc hữu của Việt Nam, chỉ gặp ở các tỉnh Tây Nguyên từ Gia Lai, Đắk Lắk đến Lâm Đồng (Di Linh, Braian). Cây phân bố ở độ cao 600 – 1.000 m trong các lâm phần rừng tự nhiên lá rộng thường xanh hoặc rừng hỗn giao với cây lá kim. Trong các lâm phần điều tra tại Kon Hà Nừng, Giổi nhung xuất hiện từ 8 – 36 cây/ha, chiếm từ 1,7 – 6,2% tổng số cá thể trong các lâm phần điều tra. Đường kính bình quân từ 27,6 – 65,1 cm và chiều cao bình quân đạt từ 17,6 – 29,4 m. Tiết diện ngang loài Giổi nhung từ 1,19 – 14,72 m2, chiếm từ 2,6 – 28,8% tổng tiết diện ngang của toàn lâm phần. Trữ lượng loài Giổi nhung từ 13,1 – 304 m3/ha, chiếm từ 2,4 – 37,4% tổng trữ lượng lâm phần. Số cá thể mới xuất hiện từ lớp cây tái sinh triển vọng tham gia vào tầng cây cao dao động từ 2 – 30 cây/ha (năm 2008) và 59 – 99 cây/ha (2012). Tại thời điểm năm 2004 và 2017 không có cá thể mới nào xuất hiện từ lớp cây tái sinh kế cận. Tiết diện ngang bình quân tăng thêm của các cá thể mới tham gia vào tầng cây gỗ đạt từ 0,02 – 0,30 m2/ha và trữ lượng bình quân bổ sung vào lâm phần từ 0,26 – 4,64 m3/ha.

Tạp chí Khoa học Lâm Nghiệp, số 2(2018), trang 59-66

Bài viết nổi bật
Online: 7
Hôm nay: 567
Tuần này: 1152
Tổng lượt truy cập: 00400771