Sinh trưởng của Keo lai trên các dạng bãi thải sau khai thác Bauxite tại mỏ Bauxite Lộc Phát, Bảo Lộc và Tân Rai, Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
Phạm Trọng Nhân, Nguyễn Thành Mến, Lưu Thế Trung
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại mỏ bauxite Lộc Phát, Bảo Lộc và Tân Rai, Bảo Lâm. Có 3 dạng bãi thải sau khai thác bauxite là hoàn thổ bằng lớp đất mặt, hoàn thổ bằng bùn thải và hoàn thổ kết hợp bùn thải và lớp đất mặt. Các bãi thải có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, với độ pH dao động từ 4,8 – 6,5. Hàm lượng các chất hữu cơ, đạm, lân, kali tổng số trên bãi thải có yếu tố bùn thải rất nghèo so với hoàn thổ bằng lớp đất mặt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cây Keo lai có thể sống trên các dạng bãi thải, với tỷ lệ sống dao động từ 60-90% sau 4 năm trồng. Đối với các mô hình hoàn thổ, Keo lai có sinh trưởng về đường kính và chiều cao tốt hơn so với các mô hình nguyên trạng hay chưa hoàn thổ. Có sự khác biệt lớn về sinh trưởng của cây Keo lai trong các mô hình hoàn thổ, theo đó lượng tăng trưởng đường kính gốc ở mô hình hoàn thổ đất mặt đạt 3,35 cm/năm lớn hơn nhiều so với 1,7cm/năm của mô hình hoàn thổ bằng bùn thải, tương ứng với chiều cao vút ngọn là 1,6m/năm so với 1,2m/năm.
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4 (2015), 4004-4011