Tái sinh rừng tự nhiên sau canh tác nương rẫy tại rừng phòng hộ Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Nguyễn Thanh Tân, Ngô Văn Cầm
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên sau canh tác nương rẫy tại khu vực rừng phòng hộ (RPH) Ia Grai, bao gồm: mật độ, tổ thành và phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao; chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh và đề xuất một số giải pháp lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy tại RPH Ia Grai. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian bỏ hóa tăng lên thì số loài thuộc tầng cây cao tăng trong khi số loài cây tái sinh lại có xu hướng giảm đi và số loài cây gỗ chịu bóng giai đoạn đầu đều có xu hướng tăng. Mật độ cây tái sinh trung bình theo thời gian bỏ hóa < 5 năm, 5 – 10 năm, 10 – 15 năm và trên 15 năm lần lượt là 9.500, 5.000, 4.800 và 4.200 cây/ha. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có xu thế chung là giảm dần từ cấp chiều cao thấp ( 3m). Tỷ lệ cây có nguồn gốc hạt khoảng 80% và chồi là 20%. Tỷ lệ cây chất lượng tốt biến động từ 10,2% đến 26,6%; chất lượng trung bình từ 8,1% đến 33,3%; chất lượng xấu từ 40% đến 73%. Đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp trong phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu.
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1 (2018), trang 50-56