• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Thực trạng và giải pháp phát triển rừng trồng Giổi nhung cung cấp gỗ lớn tại Kon Hà Nừng, Tây Nguyên

05.12.2019 -

Thực trạng và giải pháp phát triển rừng trồng Giổi nhung cung cấp gỗ lớn tại Kon Hà Nừng, Tây Nguyên

Trần Hồng Sơn

TÓM TẮT

Giổi nhung là cây gỗ lớn thường xanh, cao 30 - 40 m, đường kính 40 - 70 cm.  Đây là loài cây đặc hữu của Việt Nam, chỉ gặp ở các tỉnh Tây Nguyên từ Gia Lai, Đắk Lắk đến Lâm Đồng (Di Linh, Braian). Các mô hình trồng rừng Giổi nhung đã được thiết lập trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2001, đều nằm trong vùng phân bố tự nhiên của loài, trên các lập địa đất feralit đỏ nâu, đất đỏ bazan, độ dốc 5-150. Tiêu chuẩn cây con đem trồng rừng nhìn chung còn nhỏ, Dgoc = 0,45-0,50 cm, Hvn = 50 cm. Kết quả điều tra trong các OTC tại khoảnh 7, 8, và 10, tiểu khu 130 (Kon Hà Nừng) và Cty Lâm nghiệp Ka Nack cho thấy, các mô hình rừng trồng Giổi nhung theo phương thức làm giàu rừng và trồng rừng cung cấp gỗ lớn đều có tỷ lệ sống khá cao, dao động 73 - 91% khi rừng đạt 17 - 31 tuổi. Tăng trưởng bình quân về đường kính dao động 0,40 - 0,92 cm/năm, trong đó 75% đối tượng cây Giổi nhung điều tra có ΔD1.3 ≥ 0,69 cm/năm. Tăng trưởng bình quân về chiều cao cây đạt 0,49 - 0,82 m/năm, trong đó 75% đối tượng cây Giổi nhung điều tra có ΔHvn ≥ 0,73 m/năm. Giải pháp kỹ thuật trồng rừng Giổi nhung theo hướng kinh doanh gỗ lớn tại Kon Hà Nừng cần tập trung vào những khu vực còn tính chất đất rừng, đất còn tốt, độ dày tầng đất sâu; rừng trồng phải được chăm sóc trong 5 năm đầu. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như phát luỗng dây leo, cây bụi; cuốc, vun xới đất quanh gốc cây với đường kính 1,0 m.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 13(2018), trang 95-104

Bài viết nổi bật
Online: 8
Hôm nay: 567
Tuần này: 1152
Tổng lượt truy cập: 00400750