• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Định hướng và phát triển Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

13.06.2018 -

- Nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp: Xây dựng, lai tạo, lựa chọn tổ hợp giống cây gỗ mọc nhanh, cây bản địa cung cấp gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh hại phù hợp cho vùng cao và vùng sinh thái khô hạn.

- Giải pháp khoa học và công nghệ khôi phục rừng tự nhiên nghèo kiệt, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao độ che phủ rừng, chống xói mòn đất, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Phối hợp nghiên cứu trong lĩnh vực lượng giá rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Tham gia chọn tạo giống, phát triển và sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị.

- Nghiên cứu phát triển rừng phòng hộ các hồ chứa nước cho thủy điện.

1. Các lĩnh vực ưu tiên tạo bước đột phá

- Nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp: Xây dựng, lai tạo, lựa chọn tổ hợp giống cây gỗ mọc nhanh, cây bản địa cung cấp gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh hại phù hợp cho vùng cao và vùng sinh thái khô hạn.

- Giải pháp khoa học và công nghệ khôi phục rừng tự nhiên nghèo kiệt, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao độ che phủ rừng, chống xói mòn đất, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Phối hợp nghiên cứu trong lĩnh vực lượng giá rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Tham gia chọn tạo giống, phát triển và sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị.

- Nghiên cứu phát triển rừng phòng hộ các hồ chứa nước cho thủy điện.

2. Các lĩnh vực trọng tâm thực hiện thường xuyên

2.1 Về giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp

- Chọn tạo, nhân giống các loài cây trồng rừng chủ lực (Keo, Bạch đàn, Thông, các loài cây bản địa,...) cung cấp gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ phù hợp các vùng sinh thái đặc thù của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

2.2 Về lâm sinh

  1. a) Đối với rừng trồng:

- Nghiên cứu xác định loài cây trồng rừng năng suất cao, phù hợp với vùng cao và các dạng lập địa khô hạn ven biển.

- Biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng một số loài cây bản địa mọc nhanh cung cấp gỗ lớn.

- Khảo nghiệm mở rộng một số loài cây trồng lấy gỗ có năng suất cao, trên các dạng lập địa và vùng sinh kế đặc biệt khó khăn.

b) Đối với rừng tự nhiên:

- Biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng: cải tạo, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên cho kiểu rừng khộp, rừng tự nhiên nghèo kiệt, thoái hóa.

- Bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật và  động vật rừng quý hiếm, giá trị cao và các hệ sinh thái đặc thù trong khu vực.

2.3 Về môi trường rừng và biến đổi khí hậu

- Giải pháp khoa học giảm thiểu hậu quả của thiên tai, rủi ro môi trường, biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm sinh lý, sinh thái của một số loài cây bản địa có giá trị về mặt môi trường.

- Quản lý lập địa, quy hoạch sử dụng đất rừng và phục hồi các loại đất thoái hóa, chống hoang mạc hóa và thoái hóa đất.

2.4 Về lâm sản ngoài gỗ

- Kỹ thuật trồng, khai thác, chế biến một số loài cây có giá trị cao thuộc nhóm loài cây tre trúc, song mây, cây làm thuốc, cây cho dầu, nhựa,...

2.5 Về công nghiệp rừng

- Phối hợp nghiên cứu công nghệ chế biến, sử dụng tổng hợp gỗ rừng trồng.

- Biện pháp diệt trừ các sinh vật gây hại lâm sản và tạo thuốc bảo quản lâm sản thân thiện với môi trường.

- Sử dụng hiệu quả công nghệ và thiết bị trong sản xuất cây con, trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác, vận xuất và chế biến lâm sản.

2.6 Về kinh tế và chính sách lâm nghiệp

- Thị trường và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm lâm nghiệp của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Cơ chế, chính sách quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số.

- Chính sách phát triển lâm nghiệp xã hội đặc thù vùng cao và vùng đặc biệt khó khăn.

Online: 3
Hôm nay: 315
Tuần này: 714
Tổng lượt truy cập: 00289702