• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

CHƯƠNG TRÌNH GẶP MẶT ĐẦU XUÂN, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU VÙNG TÂY NGUYÊN

10.02.2023 -

Ngày 06/02/2023, tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã diễn ra buổi gặp mặt đầu xuân nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về nghiên cứu dược liệu vùng Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy kết nối mạng lưới nghiên cứu cây dược liệu. Về tham dự có đại diện đến từ các Trường, Viện, Vườn Quốc gia và doanh nghiệp: Trung tâm Tài nguyên Dược liệu, Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Tây Nguyên (Viện Dược liệu); Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Trường Đại học Đà Lạt; Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà.

 

 

Buổi gặp mặt là cơ hội để các nhà khoa học cùng nhau chia sẻ thông tin về kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dược liệu và trao đổi những vấn đề liên quan đến hợp tác chiến lược trong việc định hướng và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu thiên nhiên tại vùng Tây Nguyên.

 

 

TS. Ngô Văn Cầm – Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giới thiệu các kết quả nghiên cứu và tình hình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc phát triển cây dược liệu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

 

 

PGS.TS. Phạm Thanh Huyền – Giám đốc Trung tâm Tài nguyên dược liệu, phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Tây Nguyên (Viện Dược liệu) đưa ra những tiềm năng, thách thức và cơ hội phát triển nguồn cây dược liệu vùng Tây Nguyên.

 

 

TS. Lương Văn Dũng – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu – Đại học Đà Lạt giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về cây dược liệu nổi bật tại Lâm Đồng.

 

Thông qua quá trình trao đổi, đại biểu các đơn vị tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn, quy hoạch, sản xuất, chế biến cây dược liệu như: Đánh giá tình hình phát triển cây dược liệu trên địa bàn; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu và sản xuất cây dược liệu; các mô hình trồng, sản xuất cây dược liệu dưới tán đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người dân; đánh giá tiềm năng, thế mạnh trong việc trồng cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên,... Qua đó, có những định hướng bảo tồn và phát huy giá trị cây dược liệu tại khu vực Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

Một số hình ảnh khác

 

 

 

Online: 7
Hôm nay: 315
Tuần này: 714
Tổng lượt truy cập: 00381665