• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG CHO RỪNG TRỒNG

17.11.2020 -

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG CHO RỪNG TRỒNG

Cuốn sổ tay hướng dẫn này được sản xuất bởi WWF-Việt Nam với sự tài trợ của chính phủ Úc – Đối tác Lâm nghiệp và Thương mại có trách nhiệm châu Á (RAFT) do Chính phủ Úc tài trợ. Nội dung và ý kiến được trình bày trong tài liệu này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc chính sách của RAFT và không nhất thiết được RAFT phê duyệt.

Mục tiêu chính của quản lý rừng bền vững (QLRBV) là nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả quản lý của chủ rừng đối với khu rừng cụ thể, sử dụng tối đa và bền vững các lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và lợi ích xã hội từ rừng. Các sản phẩm có chứng chỉ QLRBV được mọi thị trường thế giới ưu tiên tiêu thụ và với giá cao. Mặt khác, áp dụng chứng chỉ rừng cũng để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế về chứng chỉ đối với các sản phẩm gỗ đang ngày càng tăng. Áp lực này càng tăng mạnh khi Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký kết nhiều thỏa thuận, hiệp định quốc tế như Lacey, VPA/FLEGT, TPP, v.v.

Theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và Quyết định số 83/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/01/2016 về việc Phê duyệt Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có ít nhất 500.000 ha rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững vững, trong đó có 350.000 ha là rừng trồng và 150.000 ha là rừng tự nhiên.

Hiện tại trên cả nước mới có khoảng 243.106 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng có trách nhiệm của FSC. Diện tích này chưa đạt ½ diện tích đã đề ra. Trên thực tế, hơn 590 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ có chứng chỉ FSC/CoC. cần gỗ chứng chỉ để sản xuất; 20 năm qua Việt Nam phải nhập khẩu 70 – 80% tổng sản lượng gỗ cho chế biến, trong đó gỗ có chứng chỉ chiếm tỷ lệ rất lớn. Điểm thuận lợi cho rừng trồng ở Việt Nam là nhu cầu về gỗ rừng trồng có chứng chỉ ở Việt Nam cao, trong khi cả nước có diện tích rừng sản xuất lớn.

Bên cạnh những rào cản về kỹ thuật trong việc tuân thủ theo nguyên tắc và tiêu chí về quản lý rừng bền vững nhằm áp dụng thành công chứng chỉ rừng, thì trình độ và sự hiểu biết về QLRBV và chứng chỉ rừng (CCR) của các chủ rừng còn rất hạn chế. Việc chuyển đổi các phương thức quản lý truyền thống sang phương thức quản lý rừng bền vững đòi hỏi một loạt thay đổi về khuôn khổ chính sách ở cấp Trung ương, nhận thức, quan điểm và sự đồng thuận của người sản xuất, kinh doanh và người dân địa phương.

Do đó, việc xây dựng Sổ tay hướng dẫn cụ thể về trình tự các bước và kỹ thuật triển khai thực hiện QLRBV và CCR cho các chủ rừng là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong khuôn khổ dự án “Quản lý rừng bền vững và Thương mại lâm sản có trách nhiệm” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 5089/QĐ-BNN-HTQT ngày 6/12/2016 có hoạt động hỗ trợ Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện QLRBV và CCR cho rừng trồng. Đây là dự án nằm trong Chương trình rừng của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF)Việt Nam.

 

 

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG CHO RỪNG TRỒNG

Online: 7
Hôm nay: 315
Tuần này: 446
Tổng lượt truy cập: 00387788