• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO VÀ TÁI SINH CÁC LÂM PHẦN CÓ LOÀI MẬT NHÂN (Eurycoma longifolia Jack) PHÂN BỐ TẠI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

14.09.2023 -

 Trần Thị Thúy Hằng1, Võ Đại Hải 2, Dương Xuân Thắng1, Mai Việt Trường Sơn1,

Châu Thị Thu Thủy1

 

1 Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới

2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT

 

Mật nhân có biên độ sinh thái rộng, phân bố rải rác ở hầu hết các trạng thái rừng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, với mật độ trung bình 18 - 26 cây/ha, đường kính trung bình đạt 7,3 - 7,9 cm, chiều cao bình quân từ 7,9 - 8,7 m, trữ lượng đạt từ 0,1 - 2,2 m3 /ha. Mật nhân tham gia trong các công thức tổ thành (CTTT) tầng cây cao chiếm từ 46,7% - 80,0% các lâm phần điều tra, với hệ số tổ thành từ 5,1 - 13,9%. Trung bình có 13 loài cây tái sinh trong mỗi lâm phần điều tra, dao động từ 11,6 - 14,0 loài. Mật nhân tham gia trong các CTTT tầng cây tái sinh chiếm từ 46,7 - 66,7% các lâm phần điều tra, với hệ số tổ thành từ 0,7 - 2,4%. Các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là những loài có giá trị kinh tế không cao. Do đó, để hình thành các trạng thái rừng tự nhiên ở các khu vực nghiên cứu có chất lượng tốt hơn trong thời gian tới cần điều chỉnh tổ thành loài cây tái sinh để xúc tiến một số loài cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế cao trong CTTT loài như Dẻ đỏ, Xoan đào, Xoay, Giổi nhung, Sến mủ, Dầu rái, Dầu trà beng,...

 

Từ khóa: Mật nhân, cấu trúc tầng cây cao, tái sinh tự nhiên, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Nguồn: Tạp chí KHLN Số 3/2023: 65-76

 

 

STRUCTURAL CHARACTERISTICS OF TREE LAYER AND REGENERATIVE TREES WITH Eurycoma longifolia DISTRIBUTION IN THE SOUTH CENTRAL COAST AND CENTRAL HIGHLANDS

 

Tran Thi Thuy Hang1 , Vo Dai Hai2 , Duong Xuan Thang1 , Mai Viet Truong Son1,

Chau Thi Thu Thuy1

 

1 Tropical Forest Research Centre (TFRC)

2 Vietnamese Academy of Forest Sciences

 

SUMMARY

 

Eurycoma longifolia has a wide ecological amplitude, distribution throughout most forest states in South Central Coast and Central Highlands, with an average tree density of 18 to 26 trees per hectare, an average diameter of 7.3 to 7.9 cm, an average height of 7.9 to 8.7 m, and a reserve of 0.1 to 2.2 m3 /ha. Eurycoma longifolia participating in the high tree strata accounted for 46.7% - 80.0% of the investigated stands, with the composition coefficient from 5.1 to 13.9%. Each examined stand has an average of 13 regenerated tree species, ranging from 11.6 to 14.0 species. The E. longifolia participating in the regeneration plants accounted for 46.7 - 66.7% of the investigated stands, with a composition coefficient of 0.7 - 2.4%. The majority of tree species that regenerate have little economic worth. As a result, in order to create higher quality natural forest statuses in the study areas in the near future, it will be necessary to modify the nests for tree species that regenerate in order to encourage some regenerative tree species with high economic value in the conservation of species like Lithocarpus ducampii, Pygeum arboreum, Paramichelia braianensis, Shorea roxburghii, Dipterocarpus alatus, Dipterocarpus obtusifolius,...

 

Keywords: Eurycoma longifilia, natural regeneration, structural of tree layer, South Central Coast and Central Highlands.

Online: 3
Hôm nay: 315
Tuần này: 0
Tổng lượt truy cập: 00296694