Ngô Giang Phi1,2, Lê Hồng Én1, Hồ Lê Tuấn2, Nguyễn Thị Minh Hải2, Ngô Văn Cầm1,*
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
*Tác giải liên hệ: camtfrc@vafs.gov.vn
TÓM TẮT
Thích núi cao là loài cây có hình thái đẹp, lá chuyển màu theo các thời gian trong năm, có thể trồng làm cây cảnh quan. Nghiên cứu này theo dõi đặc điểm vật hậu, quả và hạt giống, xác định độ trương bão hòa hạt cũng như đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý ban đầu, thời gian bảo quản hạt, thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sự nảy mầm của hạt và sinh trưởng cây con. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời điểm thích hợp cho việc thu hái quả là từ tháng 9 đến tháng 11. Một kilogram quả có trung bình 6.695 quả, một kilogram hạt có trung bình 16.631 hạt, hàm lượng nước trong hạt là 10,32%. Kích thước quả có chiều dài và đường kính lần lượt là 4,47 cm (quả có cánh), 0,92 cm (quả không cánh) và 0,5 cm với tỷ lệ quả mang hạt là 90,67%. Kích thước hạt có chiều dài và đường kính lần lượt là 7,92 mm và 4,24 mm với tỷ lệ hạt chắc là 95,67%. Thời gian hạt đạt độ trương bão hòa là sau 44 giờ. Nhiệt độ nước ban đầu xử lý hạt tốt nhất ở 45oC với tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm, tốc độ nảy mầm, thời gian bắt đầu nảy mầm, thời gian kết thúc nảy mầm và thời gian nảy mầm trung bình, tương ứng là 94,33%, 36%, 12,38 ngày, 7,33 ngày, 21 ngày và 13,33 ngày. Đối với phương pháp bảo quản thì bảo quản tốt hơn ở nhiệt độ lạnh (5-10oC) so với bảo quản ở nhiệt độ thường, thời gian bảo quản ở nhiệt độ lạnh trong khoảng 6 tháng với tỷ lệ nảy mầm còn 65,67%. Giai đoạn vườn ươm cây con sinh trưởng tốt khi phối trộn thành phần ruột bầu với tỷ lệ 70% đất và 30% xơ dừa, chiều cao cây đạt 45,54 cm và đường kính gốc đạt 5,68 mm sau 6 tháng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và phát triển loài này tại một số khu vực vùng cao Việt Nam.
Từ khóa: Cây cảnh quan, nhân giống, thành phần ruột bầu, Thích núi cao, tỷ lệ nảy mầm.
Nguồn: Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 03 (2024): 3-15.
Research the phenological characteristics and the propagation of Acer campbellii Hook.f. & Thoms. ex Hiern from seeds in Lam Dong province
SUMMARY
Acer cambpellii is a tree with a beautiful morphology whose leaves can change color in several periods of the year and can be planted as a landscape tree. In this study, phenology was used to examine fruit, absorbed water seed and seed features, as well as storage period, effects of initial treatment water temperature, influence of substrate on seed germination and seedling development. The results reveal that the appropriate time for fruit harvesting is between September and November. A kilogram of fruit contains an average of 6,695 fruits, whereas a kilogram of seeds has an average of 16,631 seeds with a water content of 10.32%. The fruit's length and diameter are 4.47 cm (winged fruit), 0.92 cm (wingless fruit), and 0.5 cm, with a seed rate of 90.67%. The seed sizes are 7.92 mm in length and 4.24 mm in diameter, respectively, with a having embryo seed rate of 95.67%. Seeds attain saturation after 44 hours. The optimal beginning water temperature for seed treatment is 45oC. Germination rate, germination potential, germination speed, germination start time, germination end time, and average germination time are as follows: 94.33%, 36%, 12.38 days, 7.33 days, 21 days, and 13.33 days. Cold temperatures (5-10oC) are preferable than normal temperatures for preservation. The storage period at cold temperatures is around 6 months, with a germination rate of 65.67%. In the nursery stage, seedlings develop effectively when the substrate is mixed with a 70% soil and 30% coir ratio; after 6 months, the tree height is 45.54 cm and the base diameter is 5.68 mm. The research findings provide the scientific foundation for generating technological guidance for propagating and growing this species in specific highland areas in Vietnam.
Keyworks: Landscape tree, propagation, substrate, Acer campbellii, germination rate.
Hình 1. Hình ảnh một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển và hạt giống loài Thích núi cao
a. Giai đoạn ra lá; b. Giai đoạn thu quả; c. Hoa; d. Quả; e. Hạt giống nảy mầm. Thanh kẻ: 1 cm.
Hình 2. Hình cây con và hình thí nghiệm thành phần ruột bầu sau 6 tháng của loài Thích núi cao tại vườn ươm
a. Cây con sử dụng cho thí nghiệm; b. Bố trí thí nghiệm thành phần ruột bầu; c. Cây con tại công thức RB1;
d. Cây con tại công thức RB2; e. Cây con tại công thức RB3; f. Cây con tại công thức RB4.