• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Ảnh hưởng của loại hom, thời vụ và giá thể giâm hom đến khả năng nhân giống Trà bạc (Camellia dormoyana (Pierre) Sealy) ở Lâm Đồng

27.09.2022 -

Trần Hồng Sơn1, Lương Văn Dũng2, Trần Thị Thúy Hằng1

 

                       1Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới

                      2Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Phát triển Tài nguyên Thực vật

 

Tóm tắt:

Trà bạc (Camellia dormoyana) là loại dược liệu quý chứa nhiều hợp chất có hoạt tính dược lý có khả năng chống viêm, phòng và điều trị ung thư cũng như chăm sóc sức khỏe con người. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm hoàn thiện kỹ thuật nhân giống hom loài cây này để cung cấp những cây giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, đồng đều với số lượng lớn. Nghiên cứu sử dụng cây Trà bạc 5 tuổi tại vườn sưu tập giống huyện Đạ Huoai, bố trí thí nghiệm tại vườn ươm Thành phố Đạt Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cho thấy, sử dụng loại hom tiếp giáp với hom ngọn, thời vụ giâm hom vào đầu mùa khô và giá thể giâm hom là cát sông đối với loài Trà bạc cho tỷ lệ hom sống, hom ra mô sẹo, hom ra chồi và số rễ với chiều dài rễ bình quân cao nhất và có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Hom tiếp giáp với hom ngọn cho tỷ lệ hom sống đạt 76,7%, tỷ lệ hom ra chồi (63,3%), trung bình có 2,18 rễ/hom, với chiều dài rễ 4,22 cm. Thời vụ giâm hom vào đầu mùa khô cho số rễ và chiều dài rễ bình quân cao nhất, đạt 1,91 rễ/hom với chiều dài 3,26 cm. Giá thể giâm hom là cát sông cho kết quả cao nhất, tỷ lệ hom sống đạt trên 73%, hom ra chồi đạt trên 66%, số rễ đạt 2,15 rễ với chiều dài 3,10 cm.

 

Từ khóa: Trà bạc, loại hom, thời vụ giâm hom, giá thể giâm hom

Nguồn: Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (2022), 3:43-51.

Hình. Thí nghiệm loại hom Trà bạc

 

 

 

 

Online: 7
Hôm nay: 567
Tuần này: 1383
Tổng lượt truy cập: 00401401