• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔ THÀNH VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC QUẦN THỂ ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f.) TẠI LÂM ĐỒNG

10.04.2020 -

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔ THÀNH VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC QUẦN THỂ ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f.)

TẠI LÂM ĐỒNG

Lưu Thế Trung1, Phí Hồng Hải2, Trần Văn Tiến3        

1Viện KHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

3Trường Đại Học Đà Lạt

           

Bài báo trình bày một số đặc điểm phân bố, cấu trúc và tái sinh cây Đỗ quyên lá nhọn tại 3 quần thể thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đỗ quyên lá nhọn thường mọc trong rừng tự nhiên lá rộng với cây lá kim và một số ít trong rừng lá rộng thường xanh. Nghiên cứu đã xác định được loài phân bố trên các loại đất mùn vàng đỏ, hàm lượng mùn tương đối cao, đất có pH = 5,5 – 6. Đỗ quyên lá nhọn thường mọc tập trung thành cụm ở sườn đồi từ độ cao 1350 – 1750m, nhưng mọc tập trung chủ yếu ở ở độ cao từ 1.500m – 1.600m, vùng phân bố tập trung của loài tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (huyện Lạc Dương) và đỉnh Hòn Nga (huyện Đam Rông). Hoa thường nở từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Đỗ quyên lá nhọn có ý nghĩa về mặt sinh thái tại 2 quần thể Bidoup và Hòn Nga với hai chỉ số tương ứng IV = 5,16 – 5,57%. Tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực có Đỗ quyên lá nhọn phân bố khá đa dạng gồm các loài chiếm ưu thế là Thông 2 lá dẹt là loài ưu thế cao nhất với giá trị IV = 32,76%, Dẻ gai với giá trị IV = 16,8%. Cây tái sinh Đỗ quyên lá nhọn xuất hiện tại 2 quần thể Tuyền Lâm và Bidoup dao động từ 500 – 1062 cây/ha, trong đó 59% số cây Đỗ quyên lá nhọn tái sinh có nguồn gốc từ chồi và phần lớn đạt chất lượng tốt. Giá trị trung bình của chỉ số Shannon và Simpson lần lượt là 4,89 và 0,053.

 

CHARACTERISTICS OF COMPOSITION AND BIODIVERSITY OF Rhododendron moulmainense Hook. f.  POPULATION IN LAM DONG

Luu The Trung1, Phi Hong Hai2, Tran Van Tien3        

1Forest Sciences Institute of Central Highlands and South of Central Viet Nam 

2Vietnamese Acadamy of Forest Sciences 

3Da Lat University 

 

The paper presents some characteristics of distribution, structure and regeneration of Rhododendron moulmainense species in 3 populations in Lam Dong province. Rhododendron moulmainense grows mainly in the broad-leaved and coniferous mixed forest and a small number in the evergreen broad-leaved forest. The research has determined species distributed on red yellow humus soils, relatively high humus content, soil pH = 5.5 - 6. Rhododendron moulmainense usually grows in clusters on hillsides from an altitude of 1350 - 1750m, but grows mainly at elevations from 1,500m - 1,600m, the concentrated distribution of species in Bidoup - Nui Ba National Park (Lacduong district) and  Hon Nga peak (Damrong district). Flowers usually bloom from September last year to March next year. Rhododendron moulmainense brings ecologically significance in both Bidoup and Hon Nga populations with an index of IV = 5,16 – 5,57%. In the area of distribution of Rhododendron moulmailnense, composition of timbers are very diverse), including the predominant species: Pinuskrempfii is the highest dominant species with IV index at 32.76%, Castanopsis wilsonii with IV indexat 16.8%. Rhododendron moulmainense species regeneration in the two populations at Tuyen Lam and Bidoup, flexibility from 250 to 566 regenerated seedling per hectare, 59% of them are coppice regeneration and mostly of them have good quality. The average numbers of Shannon and Simpson are 4.89 and 0.053 respectively.

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1 (2020), trang 3-11

 

Cây mẹ và hoa đỗ quyên lá nhọn

Online: 22
Hôm nay: 567
Tuần này: 1013
Tổng lượt truy cập: 00405803