• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Đánh giá đặc điểm phân bố, điều kiện sinh thái và khả năng tái sinh tự nhiên của loại Huyết đằng lông (Butea superba Roxb.) tại Lâm Đồng

03.07.2020 -

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, ĐIỀU KIỆN SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI HUYẾT ĐẰNG LÔNG (Butea superba Roxb.) TẠI LÂM ĐỒNG

Giang Thị Thanh, Nguyễn Thanh Nguyên, Hoàng Thị Ngọc Hương

Huyết đằng lông (Butea superba Roxb.) được người dân sử  dụng từ  lâu để chữa nhiều loài bệnh như rối loạn chức năng gan, virus viêm gan, giúp cho trẻ ngủ ngon, lợi tiểu, dùng làm nước khử trùng,… đặc biệt làm tăng cường sinh lực, chậm lão hóa và không gây độc cho người sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy Huyết đằng lông phân bố ở độ cao từ 280 m đến 1.550 m so với mực nước biển tại Lâm Đồng gồm: thành phố Đà Lạt, huyện Di Linh, huyện Đam Rông và huyện Đạ Huoai, chủ yếu ở kiểu rừng lá rộng thường xanh, trên nền đất feralit nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng thảm mục có độ dày từ 2 – 5 cm, pH đất dao động từ 5,5 – 6,6. Hai nhân tố sinh thái chính ảnh hưởng đến phân bố tự nhiên của loài là độ cao so với mặt nước biển và vị trí địa hình, theo mô hình tương quan: Log (Mat do) = 0,922479 + 1,38676*Log (Do cao)  – 0,835173*Log (Vi tri). Tại khu vực phân bố Huyết đằng lông, thành phần loài cây bụi, cây thân thảo và cây dây leo đa dạng với các loài phổ biến như: Lá bép, Ba chạc, Phất dụ, Cỏ lá tre, Sa nhân, Cau chuột, Dây công chúa, Dứa gai, Gừng lông, Kim cang, Mây đan, Hoàng đằng, Máu chó, Quyển bá, Riềng núi,… Huyết đằng lông tái sinh chủ  yếu bằng chồi, chiếm tỉ  lệ 96,15% với mật độ tái sinh tự nhiên trung bình 1,25 cây/ÔDB. 

Từ khóa: Huyết đằng lông, cây thuốc, tái sinh, Lâm Đồng.

 

 

DISTRIBUTION, ECOLOGICAL AND NATURAL REGENERATION CHARACTERISTICS OF Butea superba Roxb. IN LAM DONG PROVINCE

Giang Thi Thanh, Nguyen Thanh Nguyen, Hoang Thi Ngoc Huong

Butea superba has been used for a long time to treat many diseases, such as liver dysfunction, hepatitis virus, to help children sleep well, diuretic, antiseptic water, etc., especially to increase vitality, slow the aging process and non-toxic to users. The results of the study show that the Butea superba distribute manure in the forest in Lam Dong province, including: Da Lat, Di Linh, Dam Rong and Da Huoai district from 280 m to 1,550 m above the sea level. Butea superba grow mainly on evergreen broad-leaved forests, on ferrallite that has the thickness of leaf litter layer from 2 cm to 5 cm and soil pH flexibility from 5.5 to 6.6. There are two main ecological factors affecting the  distribution density of  this species, including elevation above sea level and topographic position, according to the correlation model: Log (Mat do) = 0.922479 + 1.38676 * Log (Do cao) - 0.835173 * Log (Vi tri). In the area of distribution of Butea superba, composition of shrubs, herbaceous plants and vines are very diverse with common species such as Gnetum gnemon, Euodia lepta, Dracaena elliptica, Acroceas munroanum, Amomumvillosum, Pinanga banaensis, Albizia attopeuensis, Pandanus multidrupaceus, Zingiber rufopilosum, Smilax davidiana, Calamus tenuis, Fibraurea tinctoria, Knema saxatilis, Selaginella doderbinii, Catimbium bracteatum,… The main method regeneration of Butea superba is by shoots, accounting for 96.15% with an average natural regeneration density of 1.25 trees per secondary sample plot.

Keywords: Butea superba, herb plant, regeneration, Lam Dong.

Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 9 (2020), trang 116-123

 

Hình ảnh Huyết đằng lông tái sinh tại Camly, Đà lạt

 

Hình ảnh Huyết đằng lông tái sinh tại Đạ Hoai

Online: 22
Hôm nay: 567
Tuần này: 1013
Tổng lượt truy cập: 00405816