• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis (Staunton Ex D. Don) K. Koch) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TRÊN RỄ THỞ TẠI ĐẮK LẮK, VIỆT NAM

14.09.2023 -

Giang Thị Thanh1, Lưu Thế Trung1, Phan Thanh Tuấn2, Nguyễn Thị Mai Đào2, Lê Văn Huy2, Võ Nhất Trí2, Nguyễn Tấn Phục2, Trần Đức Trọng2, Võ Thành Tám2, Ngô Văn Cầm1,

Nguyễn Đức Kiên3

 

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

2 Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Thông nước

3 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

 

TÓM TẮT

 

Thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae), nằm trong danh mục thực vật nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ và được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR) trong sách Đỏ Quốc tế của IUCN. Là loài thực vật quý hiếm không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mục tiêu chính của bài báo nhằm cung cấp một số thông tin về kỹ thuật ghép trên rễ thở cây mẹ từ đó gia tăng số lượng cá thể cây Thủy tùng ngay trong vùng phân bố của quần thể tự nhiên. Thí nghiệm được bố trí theo 1 nhân tố: phương pháp ghép và thực hiện trên 2 khu vực phân bố tự nhiên của loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp ghép mắt cho mẫu ghép sống ổn định sau 6 tháng và ghép áp cành là sau 4 tháng. Tỷ lệ sống ở phương pháp ghép mắt cao hơn ghép áp cành, và ở khu vực Ea Ral là cao hơn Trấp Ksơ, với tỷ lệ sống ở ghép mắt và ghép áp cành trên khu vực Ea Ral lần lượt là: 80,0%; và 47,5%; ghép mắt và ghép áp cành ở khu vực Trấp Ksơ lần lượt là 35,0%; và 30,0%. Tại khu vực Ea Ral, sinh trưởng của cây ghép ở phương pháp ghép áp cành (D = 6,1 mm, H = 33,58 cm) tốt hơn ghép mắt (D = 3,0 mm, H = 13,7 cm). Tại khu vực Trấp Ksơ, sinh trưởng của cây ghép thấp ở cả phương pháp ghép áp cành (D = 3,0 mm, H = 19,7 cm) và ghép mắt (D = 2,9 mm, H = 13,4 cm).

 

Từ khoá: Nhân giống, Thủy tùng, ghép, rễ thở

Nguồn: Tạp chí KHLN Số 4/2023: 10-17

 

 

RESEARCH ON PROPAGATION TECHNIQUES OF Glyptostrobus pensilis (Staunton Ex D. Don) K. Koch BY GRAFTING METHOD ON STILT ROOT IN DAK LAK, VIETNAM

 

Giang Thi Thanh1, Luu The Trung1, Phan Thanh Tuan2, Nguyen Thi Mai Dao2, Le Van Huy2, Vo Nhat Tri2, Nguyen Tan Phuc2, Tran Duc Trong2, Vo Thanh Tam2, Ngo Van Cam1,

Nguyen Duc Kien3

 

1Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Vietnam

2Glyptostrobus pensilis Habitat Reserve Management Board

3 Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology

 

SUMMARY

 

Glyptostrobus pensilis belongs to the Cupressaceae family. This is the endangered and rare species in Decree 06/2019/ND-CP of the Government and critically endangered (CR) in the International Red Book of IUCN. Glyptostrobus pensilis is a rare species not only in Vietnam but all over the world. The main objective of this article is to provide some information on grafting techniques on stilt root of the mother plant to increase the number of Glyptostrobus pensilis in habitats of population. The experiment is arranged according to one factor: grafting method, performed in two habitats. Results show that these samples survival from budding graft method is stable after 6 months and this figure is after 4 months for branch graft method. Obviously, the survival rate of budding graft method is higher than that of the branch graft method, and this figure in the Ea Ral area is higher than that of Trap Kso, with budding graft method and branch graft method in the Ea Ral area, respectively, 80.00%; 47.50%; budding graft method and branch graft method in the Trap Kso area, respectively 35.00%; and 30.00%. However, in the Ea Ral, grafting trees from branch graft method grow strongly in both diameter (D = 6.06 mm) and height (H = 33.58 cm) compared to the budding graft method (D = 2.99 mm, H = 13.65 cm). In the Trap Kso, grafting trees grow poorly in both branch graft method (D= 3.02 mm, H = 19.67 cm) and budding graft method (D = 2.89 mm, H = 13.36 cm).

 

Keywords: Propagation, Glyptostrobus pensilis, grafting, stilt root.

 

Online: 8
Hôm nay: 567
Tuần này: 1383
Tổng lượt truy cập: 00401402