• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thưc vật lên hom cành dum tuyết (Rubus niveus) trong điều kiện nhà kính tại Đà Lạt

24.03.2021 -

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG THỰC VẬT LÊN HOM CÀNH DUM TUYẾT (Rubus niveus) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ KÍNH TẠI ĐÀ LẠT

Lê Thị Thuý Hoà, Hoàng Thanh Trường, Nguyễn Lê Uyển Như, Bùi Văn Trọng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

 

Lâm Đồng là nơi phân bố của nhiều loài thực vật hoang dại có khả năng thuần hóa nhanh và có tiềm năng phát triển thương mại. Dum tuyết (Rubus niveus)  là cây bụi, thân có gai, nhánh thân có phấn trắng. Lá có lông dày ở mặt dưới, gân phụ 10 cặp, lá bẹ thon. Hoa mọc ở nách hay ngọn. Trái đỏ đậm có vị chua. Phân bố ở rừng thông, độ cao 800m trở lên (Phạm Hoàng Hộ, 1999).  Trên thế giới, Dum tuyết phân bố tự nhiên từ Ấn Độ đến Đông Nam Á như Philippines và Indonesia, vực nam Ấn Độ, Sri Lanka, Đài Loan (Sultana và cộng sự 2010, Quinton và cộng sự 2011).

Ở Việt Nam phân bố các tỉnh: Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng. Tại Lâm Đồng, Dum tuyết (R. niveus) sinh trưởng nhanh, mạnh; phân bố tại ven rừng, ven đường, ven suối và thích nghi điều kiện khí hậu tại Đà Lạt (Thuan, N.V. 1968). quả mọng, có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic thực vật như anthocyanins, ellagic acid (tannin), quercetin, gallic acid, cyanidin, pelargonidin, catechins, kaempferol and salicylic acid. Đồng thời các chất chống oxy trong loại quả này có tiềm năng trong việc chữa trị ung thư, lão hóa, viêm và các bênh thoái hóa dây thần kinh. (Badhani et al., 2015; Deighton et al  2000). Quả Dum tuyết được sử dụng như thực phẩm cao cấp trong các loại bánh, mứt, kem, sinh tố và thực phẩm chức năng (Plants For a Future, 2004).

Do đặc tính sinh trưởng nhanh và mạnh, Dum tuyết còn có tiềm năng sử dụng để làm gốc ghép cho các loài Phúc bồn tử, hoặc có thể được trồng thâm canh, sản xuất hàng hóa thương mại tại Lâm Đồng nhằm đa dạng hóa cây trồng, phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Tỉnh. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng NAA và IAA tới sự hình thành chồi và rễ của hom Dum tuyết trong quá trình nhân giống bằng phương pháp  giâm hom.

Nguồn trích dẫn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng Số 1-2021 (125)

Online: 1
Hôm nay: 567
Tuần này: 882
Tổng lượt truy cập: 00403548