• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

Sinh trưởng và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng rừng trồng thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) tại Lâm Đồng

07.09.2021 -

Sinh trưởng và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng rừng trồng thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) tại Lâm Đồng

Lê Cảnh Nam, Phạm Ngọc Tuân, Hoàng Thanh Trường Lê Hồng Én,Giang Thị Thanh, Nguyễn Bá Trung, Trần Đăng Hoài,Nguyễn Quốc Huy và Lưu Thế Trung

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt

 

Kết quả đánh giá sinh trưởng Thông caribê tại các mô hình rừng trồng thử nghiệm từ tuổi 2 đến tuổi 7 trên các vùng sinh thái của tỉnh Lâm Đồng cho thấy tăng trưởng bình quân về đường kính ngang ngực trung bình là 1,9 cm/năm, chiều cao vút ngọn trung bình là 1,02 m/năm. Nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng Thông caribê, sử dụng phương pháp thiết lập mô hình đa biến tuyến tính/phi tuyến tính có trọng số để lập và thẩm định sai số của các mô hình dự đoán sinh trưởng (Hvn, D1,3) theo các nhân tố sinh thái ảnh hưởng. Kết quả lựa chọn được: (1) Mô hình sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) theo các nhân tố sinh thái ảnh hưởng là tuổi (A), độ cao so với mặt nước biển (Alt), độ ẩm không khí trung bình  các tháng 6, 9, 10 (H6, H9, H10), lượng mưa trung bình các tháng 6, 8 và 10 (P6, P8 và P10), nhiệt độ trung bình các tháng 2, 3 và 4 (T2, T3 và T4), pH đất và hàm lượng lân dễ tiêu tổng số (La): Hvn = 17,7731 + 0,000811664 x (H6 x H9) + 0,0973052 x H10 + 0,833322 x A - 0,00114132 x Alt - 10,5349 x La - 0,00127346 x P10 - 5,96293E-7 x (P6 x P9) -  10,957 x pH - 0,00771945 x (T2 x T3) + 1,21229 x T4; (2) Mô hình sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1,3) theo các nhân tố ảnh hưởng là tuổi (A), lượng mưa trung bình các tháng 7, 8, 9 và 10 (P7, P8, 9 và P10), nhiệt độ trung bình các tháng 5, 6 và 7 (T5, T6 và T7), pH đất và hàm lượng lân dễ tiêu tổng số (La): D1,3 = 77,2889 - 0,565521 x La + 3,14907 x A - 18,4716 x pH - 9,61946E-12 x (P7 x P8 x P9 x P10) + 0,000384643 x (T7 x T8 x T9).

 

Bảng 1. Tổng hợp các nhân tố sinh thái tại các mô hình trồng rừng Thông caribê

STT

Địa điểm

Các chỉ tiêu

Bảo Lâm

Di Linh

Lang Hanh

Đam Rông

Đà Lạt

Ghi chú

1

Năm trồng

2018

2014

2014

2013

2015

 

2

Mật độ trồng (cây/ha)

1.660

1.660

1.660

1.660

1.660

(2 x 3 m)

3

Độ dốc (độ)

5

20

5 - 7

25

25

 

4

Độ cao so với mặt biển (m)

850

800

900

550

1.500

 

5

Lượng mưa trung bình năm (mm/năm)

3.113,5

3.113,5

1.971,4

1650

1.904,7

 

6

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

22,4

22,4

22,0

22,5

18,5

 

7

Độ ẩm không khí trung bình (%)

84,9

84,9

81,8

-

85,3

 

8

Loại đất

Bazan

Bazan

Bazan

Feralit đỏ vàng

Feralit đỏ vàng

 

9

Phân loại đất theo thành phần cơ giới

Thịt nặng

Thịt nặng

Thịt nặng

Thịt nặng

Thịt nặng

*

10

pHKCl

5,0

4,7

4,7

4,2

4,6

*

11

Độ dày tầng đất (cm)

˃80

˃80

˃80

˃80

˃80

 

 

Nguồn trích dẫn: Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4-2021

 

Online: 3
Hôm nay: 315
Tuần này: 714
Tổng lượt truy cập: 00398412