• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

VIỆN KHOA HỌC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN (FSIH) VÀ VIỆN DƯỢC LIỆU (NIMM) KÝ KẾT HỢP TÁC

24.05.2022 -

       Ngày 20/04/2022, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (FSIH) và Viện Dược liệu (NIMM) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực. Tham dự lễ ký kết thỏa thuận hợp tác có PGSTS Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện dược liệu; GSTS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (họp online), TS. Ngô Văn Cầm - Quyền Viện trưởng FSIH cùng đại diện cán bộ chủ chốt các Trung tâm, Trạm, Phòng của hai đơn vị.

 

       Viện Dược liệu (NIMM) và Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (FSIH) cùng hợp tác dựa trên chức năng, nhiệm vụ, tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực và các hoạt động liên quan khác để cùng nghiên cứu phát triển kinh tế lâm nghiệp, tập trung phát triển dược liệu để gia tăng giá trị trong sản xuất lâm nghiệp; nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ, chú trọng dược liệu tại khu vực Tây Nguyên; phối hợp đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm và vụ xúc tiến xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Tây Nguyên thuộc NIMM tại tỉnh Lâm Đồng. Nội dung cụ thể như sau:

     1. Về khoa học - công nghệ: Hai bên sẽ phối hợp nghiên cứu điều tra, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu tại khu vực Tây Nguyên; Nghiên cứu xây dựng các mô hình bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ, trong đó chú trọng các loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao để phát triển dược liệu dưới tán rừng, sản xuất quy mô công nghiệp, du lịch sinh thái… phục vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

     2. Xây dựng các đề tài/dự án các cấp về lĩnh vực tài nguyên dược liệu, bảo tồn và phát triển dược liệu tại khu vực Tây Nguyên.

     3. Tư vấn kỹ thuật và chuyển giao quy trình khai thác, nhân giống, trồng, chăm sóc, chế biến theo GACP-WHO và nghiên cứu phát triển sản phẩm từ các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển tại khu vực Tây Nguyên; quy trình sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu thế mạnh của địa phương, theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

     4. Về đào tạo, phối hợp trong công tác đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực đánh giá nguồn tài nguyên, bảo tồn nguồn gen và bảo tồn đa dạng sinh học, sản xuất giống, xây dựng quy trình khai thác và trồng cây dược liệu theo GACP-WHO, phát triển sản phẩm từ dược liệu và đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, dược liệu, y học cổ truyền. Phối hợp cùng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hợp tác tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học công nghệ liên quan đến lĩnh vực dược liệu và bảo tồn đa dạng sinh học

 
 

 

 

 
 

 

                      Một số hình ảnh tại lễ ký kết hợp tác

     Thỏa thuận hợp tác này là cơ sở pháp lý khung để triển khai thực hiện chương trình hợp tác giữa hai bên về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực để phát triển dược liệu giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Online: 5
Hôm nay: 315
Tuần này: 816
Tổng lượt truy cập: 00290069